Bối cảnh Badinerie (Bach)

Badinerie trong tiếng Pháp có ý nghĩa là "vui đùa", là tên gọi chỉ một loại tiểu phẩm mang tính khiêu vũ, vui vẻ và nhanh ở nhịp hai phách. Ở thế kỷ 18, badinerie được dùng như một chương nhạc trong tổ khúc.[1] Tổ khúc số 2 của Bach bắt nguồn từ một phần các bản thảo viết tay mà ông viết trước đó cho sáo flute và violaLeipzig từ khoảng năm 1738–39.[2] Badinerie là tên gọi của chương 7, chương cuối cùng trong tổ khúc. Đôi khi chương nhạc còn được đánh vần là "Battinerie" trong các bản thảo viết tay của ông.[3] Hầu hết các ấn bản hiện đại của tổ khúc số 2 cung đã đặt tiêu đề là badinerie là chương nhạc mang không khí kết thúc. Tuy nhiên, tất cả các bản sao viết tay từ thế kỷ 18 còn tồn tại, bao gồm cả phần nhạc cho sáo viết tay chính Bach đều gọi nó là "Battinerie". Đối với cách viết này, một số người tỏ ra nghi ngờ rằng Bach đã "tinh nghịch" thêm từ tiếng Pháp badinerie (một trò giải trí thú vị) với từ tiếng Pháp "batterie" (đánh nhau hoặc ẩu đả).[4]

Mặc dù tên gọi "badinerie" không phổ biến, nhưng từ tương đương với nó trong tiếng Ý là "scherzo" lại được sử dụng với tần suất nhiều hơn.[5] Bản thân ông cũng đã từng sáng chương 6 của Partita cung La thứ cho đàn phím, BWV 827. Cũng tương tự ở tổ khúc dàn nhạc cung Si thứ, đây là một chương nhạc có nhịp điệu phách 2
4 bắt đầu trên một nét nhạc tươi sáng. Việc hai chương nhạc này có đặc điểm giống nhau đến mức một nghiên cứu cho thấy Bach đã coi "baderine" và scherzo" là tương đương nhau.[5]